“Các tranh cãi về gốc tiến hoá của âm nhạc vốn được chia thành hai trường phái
“Các tranh cãi về gốc tiến hoá của âm nhạc vốn được chia thành hai trường phái. Trường phái exaptation (Steven Pinker) cho rằng âm nhạc chỉ là sản phẩm phụ của tiến hoá, vì nó không giúp gì cho sinh tồn cả.
Trường phái adaptation (Robin Dunbar) cho rằng âm nhạc có tác dụng như ngôn ngữ, liên kết các thành viên của cộng đồng với nhau. Các nghiên cứu gần đây ngày càng thiên về trường phái thứ hai.
Dù âm nhạc không trực tiếp làm ra gạo, không phải là công cụ để vót chông hay săn đuổi kẻ thù, nhưng cũng giống như tôn giáo và các loại hình nghệ thuật khác, âm nhạc giúp con người có thêm nghị lực để trồng cây, vót chông, hay đánh tan quân địch.
Đặt vấn đề một cách đơn giản thế này, hai bộ lạc giao tranh với nhau. Một bộ lạc ra trận với cái bụng no và vũ khí sắc bén, phần thưởng cho kẻ chiến trắng là một vùng đất phì nhiêu.
Bộ lạc thứ hai ra trận bụng hơi đói, vũ khí không tối tân bằng, nhưng có những bài ca làm rung động lòng chiến sĩ, những nhạc cụ khuấy động tinh thần quả cảm, và phần thưởng của kẻ chiến thắng là một xuất lên thiên đường để sống một cuộc đời hạnh phúc đầy đủ đến vô tận. Thử hỏi, xác suất thắng trận của bộ lạc nào sẽ cao hơn?”
—————— Một bài viết về âm nhạc rất thú vị của người nghiên cứu và giảng dạy về giao thoa văn hóa, đồng chí Nguyễn Phương Mai (Phuong Mai Nguyen). Đồng chí là tác giả của “Tôi là một con lừa” và “Con đường Hồi giáo”. Chi bộ xin cảm ơn và phê bình đồng chí vì tội dạo này ít viết nhá.
About author
24 Comments
Submit an answer
Your data will be safe!
Your e-mail address will not be published. Also other data will not be shared with third person.
Cũng giai điệu đó, làm sao để ca từ thật đẹp, có khả năng khơi dậy cái phần rất người, rất đẹp, rất nhân văn trong tâm hồn con người… Tại sao không? Nói âm nhạc là “vũ khí” cũng đúng, là một thứ vũ khí đặc biệt, nó tác động đến tâm hồn. Sự tác động ấy đôi khi / có thể mạnh và sâu hơn sự tác động vào thể chất. Em hiểu vậy.
Bạn PGS (nửa học tây, nửa học ta) này sai ngay từ gốc. Âm nhạc học là một ngành nghiên cứu về nhân văn. Nhân văn thì ko có giáo mác. Cũng như ko ai mang lựu đạn vào tâm hồn.
Con bé ăn nói kỳ quá….
anh chứng minh giùm em. Mà thôi chứng minh sau, đi viết bài giùm emmmm
anh ơi em nghĩ không nên bình về học hàm học vị, mà nên bàn về vấn đề
Hihi…vậy trong bài các em để những cái đó làm gì. Quá nguy hiểm với những bài bình luận kiểu này.
em lại đồng tình với Phương Mai. Âm nhạc có sức mạnh của nó và nó là một thứ vũ khí phụ trợ cực mạnh
ok, đó là quan điểm của những người cộng sản. yếu bạo lực và coi mọi phương tiện từ vật chất đến tâm hồn chỉ để phục vụ chính trị. Quan điểm của bạn PGS (hihi) mang nặng tâm thế đó.
Đúng rồi, chị X toàn mang những thứ cao siêu này về người ta không đủ tầm để hiểu có phải phí rượu không
No, no, cái em hiểu là năng lượng. Còn cái Mai hiểu là vũ khí. Em hiểu theo nghĩa nhân văn, Mai hiểu theo nghĩa bạo lực, tức sức mạnh để sinh tồn. Nàng đừng cãi! :))
Thái Lâm Phạm em không để học hàm của Mai trong tít đâu anh he he, cái này là thủ pháp câu views thôi, mà em nghĩ câu views tí cũng được, bài hay mấy mà không ai đọc thì xem như vứt.
Còn việc em giới thiệu Mai là vì em muốn có một thông tin đầy đủ về người viết.
Mà nếu em giấu tên Mai đi, anh có tiếp cận bài này như mọi bài khác hông?
Anh ủng hộ những quan điểm trái chiều, nhưng ko ủng hộ quan điểm phi học thuật và bị chi phối bởi ý thức chính trị.
Nàm anh khó lắm
Phải siêng viết bài
Ai bảo mình giỏi…
làm việc gì cũng phải có sức mạnh chứ anh. Anh lại chỉ nghĩ đến đánh nhau nà xaooooo? Em nghe nhạc thiên nhiên khi cần tĩnh lặng, nghe nhạc sàn khi cần xốc tinh thần lên, nghe Mozart khi em làm việc… Đấy là sức mạnh đấy ạ. Mai chỉ nêu một ví dụ, nhưng em nghĩ mình nên hiểu hết phạm vi của nó
anh ơi em có thấy chính trị chỗ nào đâu
em cứ cãiiiiiiii
:))
em nên tìm đọc cuốn ‘Chàng ngây thơ’ của Voltaire.
anh chiều nàng!
he he he dạ làm anh mà lị phải chiều em gái chứ
Tôi chỉ đơn giản với góc nhìn này, nếu âm nhạc phát triển não bộ con người – vd giúp ta khôn hơn, thì đã giúp cho sinh tồn rồi!
http://www.engine30.org/new/music-creativity-and-the-brain/
Cám ơn David Ta, your link is really appropriate in this case, and answers a lot of opaque arguments put out in this status.
Cái ông Thái Lâm Phạm này miệng nói tôn trọng quan điểm cá nhân, nhưng lại tranh cãi bằng cách đả kích cá nhân.